Trong những năm gần đây thương mại điện tử Việt Nam đã có bước chuyển biến khá mạnh mẽ. Việc đầu tư về hạ tầng công nghệ, hành lang pháp lý, cũng như nhận thức của các doanh nghiệp về ứng dụng thương mại điện tử được nâng cao rõ rệt. Tuy vậy, doanh số từ hoạt động thương mại điện tử đặc biệt là hoạt động mua bán trực tuyến vẫn chưa tương xứng với tiềm năng bởi người tiêu dùng vẫn còn e dè và tâm lý chưa sẵn sàng trong việc mua bán trực tuyến. Bất chấp tiềm năng lớn, tăng trưởng thương mại điện tử ở Việt Nam đang bị kiềm chế bởi nhiều lý do chẳng hạn như thói quen và niềm tin mua bán hàng trên mạng cũng như việc thanh toán tiền hàng trực tuyến đã trở thành thách thức chính khiến thương mại điện tử Việt Nam vẫn chưa như kỳ vọng. Vậy liệu rằng thương mại điện tử có tiềm năng và phát triển trong tương lai được hay không hãy theo GLINK tìm hiểu nhé!
Tốc độ tăng trưởng của thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam
Sự bùng nổ thương mại điện tử năm 2021 được hỗ trợ bởi những cải tiến trong phương thức thanh toán điện tử trong năm 2022. Năm đó, Bộ Công Thương cũng đã tổ chức thành công chương trình mua sắm trực tuyến “Online Friday” nhằm thúc đẩy mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử và kinh tế số tại Việt Nam.
Tốc độ tăng trưởng doanh số bán lẻ trên thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và khách hàng (B2C) tiếp tục tăng hơn 25%. Mức tăng trưởng này sẽ cao hơn mục tiêu được nêu trong kế hoạch phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016-2020. Nhìn chung, thương mại điện tử sẽ chiếm 8,1% tổng doanh thu bán lẻ tại Việt Nam. Quy mô thị trường dự báo của logistics thương mại điện tử cho năm 2020 là 268,8 triệu euro.
Nhờ nền kinh tế số, các hoạt động kinh doanh trở nên sôi động, từ quảng cáo trên mạng xã hội (Facebook, Instagram), giải trí (Netflix, Pinterest), vận tải (Uber, Grab, GoViet) đến bán buôn, bán lẻ (Lazada, Shopee).
Tiềm năng thúc đẩy thương mại điện tử của Việt Nam đã được chứng minh mạnh mẽ thông qua sự tăng trưởng vượt bậc bất chấp đại dịch chưa từng có, những lý do đằng sau sự tăng trưởng đó và các xu hướng dự đoán cho năm 2022 cũng đáng được xem xét để phát triển hơn nữa.
Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường thương mại điện tử Việt Nam

Thương mại điện tử đã có mặt ở hầu hết các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, giúp thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, nó vẫn đang phải đối mặt với một số thách thức liên quan đến “lòng tin” của người tiêu dùng đối với các mặt hàng được bán trực tuyến, phương thức giao hàng và thanh toán cũng như bảo mật thông tin.
Và có thể thấy nguồn lực sản xuất dài hạn trong thị trường thương mại điện tử cũng là một trong những rào cản đáng kể đối với ngành này. Với mục đích này, nhu cầu liên tục bao gồm các quy trình quản lý kho, xây dựng thương hiệu – tiếp thị, thanh toán – vận chuyển.
Cùng với đó cũng thể thấy các doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể cạnh tranh lâu dài với các gã khổng lồ thương mại điện tử trên thị trường. Và có thể xảy ra tình trạng các doanh nghiệp nhỏ bị “ăn thịt” trên thị trường. Ví dụ, những tên tuổi quốc tế như Alibaba, JD.com hoặc Amazon tạo ra một khoảng cách rất lớn để các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác vượt qua.
Bên cạnh đó, người tiêu dùng vẫn còn tâm lý e ngại mua sắm trực tuyến, khảo sát 5.000 người tiêu dùng có tới 68% cho rằng còn trở ngại khi mua sắm trực tuyến do chất lượng hàng hóa kém so với quảng cáo, 52% lo ngại thông tin cá nhân bị tiết lộ, 41% cho biết chi phí vận chuyển còn cao, 30% cho rằng chất lượng dịch vụ kém… Về nguồn nhân lực cho TMÐT, có tới 64% DN cho biết ưu tiên tuyển dụng nhân sự đào tạo về CNTT và TMÐT cho chiến lược phát triển kinh doanh trực tuyến. Có 73% DN có sử dụng hóa đơn điện tử, 42% có sử dụng hợp đồng điện tử và 22% DN tham gia kinh doanh trên sàn giao dịch TMÐT; 57% DN có hoạt động trên mạng xã hội (Facebook, Zalo, Instagram…). Có tới 82% DN có sử dụng website/ứng dụng TMÐT phục vụ cho mục đích xuất, nhập khẩu… Ðây là điểm tích cực để phát triển thị trường TMÐT thời gian tới.
Như vậy ta có thể thấy, TMÐT cần kiến thức, kỹ năng cao đồng thời đòi hỏi sự tích hợp kiến thức của các chuyên ngành khác, như kinh tế thương mại, CNTT, truyền thông, sở hữu trí tuệ, các vấn đề pháp lý có liên quan, thương hiệu, quản trị hệ thống… Vì vậy khi giải quyết được các vấn đề này chắc chắn TMĐT sẽ phát triển mạnh mẽ và là thị trường tiềm năng trong tương lai.