THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ GLINK

TRANG CHỦ / THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ GLINK

Giới thiệu về Thương mại điện tử của Glinkgmp

Thương mại điện tử (E-Commerce) là hình thức kinh doanh trực tuyến sử dụng nền tảng công nghệ thông tin với sự hỗ trợ của Internet để thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi, thanh toán trực tuyến.Thương mại điện tử (TMĐT) là xu hướng của thời đại toàn cầu hóa, đây là lĩnh vực tiềm năng để các doanh nghiệp vừa và nhỏ sinh lợi và phát triển, cơ hội cho những ai muốn khởi nghiệp kinh doanh theo mô hình mới.

Mô hình kinh doanh Thương mại điện tử được xem như một trong những giải pháp thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc gia.

Top 3 các công ty TMĐT hàng đầu:

– Thế giới: Amazon, Ebay, Alibaba.

– Việt Nam: Lazada, Tiki, Shopee

Doanh số từ Thương mại điện tử đang chứng minh đây là lĩnh vực kinh doanh có triển vọng tăng trưởng toàn cầu dài hạn. Theo báo cáo chỉ số TMĐT Việt Nam (EBI) 2017, tổng giá trị giao dịch Thương mại điện tử trong năm 2016 trên thế giới đã vượt 1000 tỷ USD và dự kiến sẽ tăng trường ở mức 17% mỗi năm. Bên cạnh đó Thương mại trên nền tảng thiết bị di động đang dần phát triển mạnh mẽ đạt được trên 20% doanh thu Thương mại điện tử.Doanh thu và dự báo tăng trưởngDự đoán trong 10 năm sắp tới xu hướng mua sắm trên các nền tảng Thương mại điện tử sẽ phát triển mạnh mẽ thay thế dần các mô hình kinh doanh truyền thống.

Các hình thức của Thương mại điện tử

Thị trường thương mại điện tử cũng được phân thành các hình thức khác nhau phụ thuộc vào đối tượng tham gia. Có 6 loại hình thương mại điện tử cơ bản: Doanh nghiệp với Doanh nghiệp (B2B), Doanh nghiệp với Khách hàng (B2C), Khách hàng với Khách hàng (C2C), Khách hàng với Doanh nghiệp (C2B), Doanh nghiệp với chính phủ (B2A), Khách hàng với Chính phủ (C2A).

Doanh nghiệp với Doanh nghiệp (B2B)

Thương mại điện tử B2B đề cập đến tất cả các giao dịch điện tử của hàng hóa được thực hiện giữa hai công ty. Loại thương mại điện tử này thường giải thích mối quan hệ giữa các nhà sản xuất sản phẩm và nhà phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Doanh nghiệp với Khách hàng (B2C)

Đây là hình thức thương mại điện tử phổ biến nhất, thể hiện mối quan hệ mua bán giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng. Mua sắm dưới dạng thương mại điện tử giúp người dùng dễ dàng so sánh giá cũng như xem phản hồi nhận xét của những người dùng trước. Đối với công ty, nó cho phép họ hiểu biết hơn về khách hàng trên góc độ cá nhân.

Khách hàng với Khách hàng (C2C)

Loại thương mại điện tử này bao gồm tất cả các giao dịch điện tử diễn ra giữa người tiêu dùng. Các giao dịch này thường được thực hiện thông qua việc sử dụng các mạng xã hội cá nhân như facebook, instagram và các trang web sàn thương mại điện tử như tiki, shopee.

Khách hàng với Doanh nghiệp (C2B)

Thương mại điện tử C2B diễn ra khi người tiêu dùng cung cấp dịch vụ hoặc sản phẩm của họ cho các công ty mua hàng. Ví dụ như một nhà thiết kế đồ họa chỉnh logo cho một công ty hoặc một nhiếp ảnh gia chụp ảnh cho một trang web thương mại điện tử.

Doanh nghiệp với chính phủ (B2A)

Hình thức thương mại điện tử này đề cập đến tất cả các giao dịch giữa các công ty và khu vực hành chính công. Loại hình này liên quan đến nhiều dịch vụ, đặc biệt có thể kể đến như an sinh xã hội, việc làm và các văn bản pháp lý.

Khách hàng với Chính phủ (C2A)

Một hình thức phổ biến khác là thương mại điện tử C2A, bao gồm tất cả các giao dịch điện tử giữa các cá nhân và khu vực hành chính công. Ví dụ điển hình là việc khai và nộp thuế thông qua cổng thông tin điện tử của Cơ quan thuế.

Thương mại điện tử đang diễn ra ở đâu, như thế nào?

Việc mua sắm trực tuyến phát triển và thay đổi hàng ngày. Chúng ta mua sắm trên máy tính, điện thoại, máy tính bảng và các thiết bị khác. Người mua thường xuyên lướt xem các trang web, truy cập mạng xã hội và tham gia vào các kênh mua sắm online đang phát triển mạnh. Dưới đây là tổng quan về ba cách để tiến hành thương mại điện tử trong hiện tại.

Thương mại di động (M-Commerce)

Các giao dịch trực tuyến diễn ra trên thiết bị di động được gọi là thương mại di động hoặc M-Commerce. Người tiêu dùng trên toàn thế giới gần như ai cũng có thiết bị cầm tay, nên không ngạc nhiên khi thương mại di động đang phát triển mạnh mẽ và được kỳ vọng sẽ vượt qua thương mại phi di động vào năm 2021.Nhiều người dùng nghiên cứu về sản phẩm và mua hàng trực tuyến trên điện thoại. Xu hướng này không có dấu hiệu chậm lại, vì vậy việc tối ưu hóa cửa hàng trực tuyến để phù hợp với thiết bị di động là điều cần thiết.

Thương mại điện tử doanh nghiệp

Thương mại điện tử doanh nghiệp là việc mua bán sản phẩm của các công ty hoặc tổ chức lớn. Một doanh nghiệp lớn bán nhiều loại sản phẩm khác nhau hoặc có nhiều dòng thương hiệu, khi chuyển sang bán hàng trực tuyến nghĩa là đang tham gia vào thương mại điện tử doanh nghiệp.

Thương mại điện tử trên mạng xã hội

Mạng xã hội có thể giúp bạn tiếp thị và quảng bá cửa hàng thương mại điện tử của mình đến nhiều đối tượng. Cũng giống như việc giúp bạn kết nối với bạn bè và gia đình, mạng xã hội cũng có tiềm năng thu hút khách hàng đến với doanh nghiệp của bạn. Nếu được làm tốt, tiếp thị truyền thông trên mạng xã hội sẽ thu hút khách hàng một cách gần gũi và hiệu quả.Mạng xã hội có thể giúp bạn:
  • Thu hút khách hàng mới
  • Xây dựng độ nhận thức thương hiệu
  • Tạo doanh số bán hàng trực tuyến

Những ưu điểm của thương mại điện tử

Khi doanh nghiệp phát triển, hầu hết người làm chủ kinh doanh thương mại điện tử đều đứng trước sự lựa chọn giữa việc nên mở rộng quy mô hoạt động nội bộ và tìm cách trữ hàng, quản lý và vận chuyển kho hàng, hay sử dụng một dịch vụ hoàn thiện đơn hàng. Dưới đây là ba giải pháp tiềm năng:

Lợi thế của thương mại điện tử

Một số lợi thế hàng đầu của việc bán hàng trực tuyến trên sàn thương mại điện tử:
  • Đang trên đà phát triển nhanh chóng
  • Phạm vi tiếp thị toàn cầu
  • Dễ dàng đặt mua sản phẩm trực tuyến
  • Nhìn chung có chi phí hoạt động thấp hơn
  • Tiếp cận trực tiếp người tiêu dùng
Tất cả đều là những điều kiện thuận lợi khuyến khích người bán hàng tham gia thương mại điện tử.

Những thách thức của thương mại điện tử

Mặc dù mang đến rất nhiều lợi ích, nhưng bên cạnh đó thương mại điện tử cũng có một số nhược điểm. Các doanh nghiệp có thể còn e ngại thương mại điện tử bởi những thách thức như:
  • Ít tương tác mặt đối mặt
  • Những khó khăn về kỹ thuật
  • Khó bảo mật dữ liệu
  • Khó vận chuyển và hoàn thiện đơn hàng trên quy mô lớn

Tương tác trực tiếp bị hạn chế

Tương tác mặt đối mặt đóng vai trò khá quan trọng đối với một số ngành kinh doanh và giao dịch. Tùy thuộc vào sản phẩm, dịch vụ hoặc phong cách bán hàng của bạn, có thể khó để thể hiện toàn bộ cá tính thương hiệu của bạn khi mọi thứ đều diễn ra trên mạng.Việc đặt câu chuyện thương hiệu của bạn lên hàng đầu trong mọi hoạt động có thể giúp bạn duy trì nét đặc trưng của thương hiệu khi bán hàng trực tuyến. Ngoài ra, nếu bạn thích giao tiếp với khách hàng qua email hoặc điện thoại hơn, đây lại trở thành một lợi thế.

Khó khăn về kỹ thuật

Những vấn đề kỹ thuật nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn có thể ảnh hưởng đến doanh số bán hàng. Cũng giống như một trục trặc trong chuỗi cung ứng sẽ làm bạn không thể giao sản phẩm kịp thời, hay các lỗi về Internet hoặc ổ cứng có thể khiến bạn tốn thời gian và tiền bạc.
Những mối lo về bảo mật dữ liệu
Khách hàng ngày càng cảnh giác về cách thông tin cá nhân được lưu trữ và chia sẻ. Hãy xây dựng lòng tin của khách hàng bằng cách cung cấp thông tin chi tiết về chính sách bảo mật của bạn. Điều này thể hiện sự minh bạch và đảm bảo với khách hàng rằng thông tin cá nhân của họ được bạn bảo vệ an toàn.

Cách bắt đầu cửa hàng thương mại điện tử đầu tiên

Bạn có một ý tưởng thương mại điện tử? Hãy tìm hiểu cách bạn có thể biến dự định mở một gian hàng online trở thành phát triển thương hiệu của bạn trên GLINKGMP. Tiếp cận hơn 300 triệu khách hàng trên toàn hệ thống trong và ngoài nước. Liên hệ với chúng tôi để dược hỗ trợ.